Kính phản quang - vật liệu cho công trình kiến trúc hiện đại
Kính phản quang là dòng kính phẳng, được gia công phủ trên bề mặt một lớp phản quang bằng oxit kim loại. Phần lớp phản quang có khả năng giảm luồng nhiệt dư thừa, độ chói sáng cũng như cân bằng những ánh sáng thông thường, ngăn chặn tia UV gây hại cho con người. Ngày nay, kính phản quang là vật liệu cho các công trình kiến trúc hiện đại.
Đặc tính chung của dòng kính phản quang
Kính phản quang còn được gọi là kính low-e, đây là một trong những loại kính có ứng dụng khá rộng rãi, phổ biến cho các công trình xây dựng trên thế giới. Với đặc tính chất lượng cũng như giá trị thẩm mỹ độc đáo của mình nên kính phản quang ngày càng được dùng nhiều hơn để tạo nên nét ấn tượng nhất cho các công trình.
Kính phản quang có khả năng làm giảm tới khoảng 21% nhiệt lượng của không khí trong các tòa nhà cao tầng, nhờ khả năng giảm bức xạ nhiệt tốt nên kính phản quang thường được dùng làm cửa sổ, mái kính, vách kính để giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt của các mảng tưởng phải tiếp xúc trực tiếp với nguồn ánh sáng mặt trời.
Kính phản quang vẫn mang đầy đủ tính chất của kính thường phẳng nên ta có thể ghép dán thành kính dán an toàn hoặc tôi cường lực, uốn cong, …
Ứng dụng rộng rãi của kính phản quang
Với dòng kính low-e, là loại kính được dùng khá phổ biến trên thế giới bởi đặc tính vượt trội trong việc làm giảm sự hấp thụ nhiệt và quá trình truyền tải nhiệt lượng. Dòng kính này được phủ lên bề mặt lớp metalic siêu mỏng có khả năng làm chậm quá trình phát tán nhiệt cũng như ngăn sức nóng của ánh sáng mặt trời. Chính vì điều này mà nó đặc biệt phù hợp với các công trình xây dựng tại khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Vừa chống nóng vào mùa hè lại vừa giữ nhiệt vào mùa đông.
Với tính năng hạn chế sự truyền nhiệt từ ngoài vào và từ trong ra ngoài, các sản phẩm kính low-e giúp bạn có được giải pháp tối ưu để giữ nhiệt độ trong phòng luôn ổn định theo ý muốn mà không tốn quá nhiều công sức và chi phí.
Phân loại kính phản quang gồm 2 loại:
Nhiệt phân - Kính phản quang phủ cứng: phương pháp lớp phủ được dùng trong quá trình luyện kính, lớp phủ hợp nhất trong kính nhiệt ở nhiệt độ 1200 độ C, đây là phương pháp tạo ra được kính phản quang có độ bền vĩnh viễn, có thể sử dụng như các loại kính thông thường như: cắt, gia cường, gia nhiệt, …
Phủ chân không - Kính phản quang phủ mềm: phương pháp lớp phủ 1 lượng nhỏ kim loại trên bề mặt kính thành phẩm. Áp dụng phương pháp phản ứng dây chuyền trong lò chân không. Dòng kính này có độ bền không cao, do đó mà hay bị xước, bong hơn dòng kính phủ cứng. Không thể gia cường, uốn cong hoặc cắt gọt phức tạp.
Thông tin chi tiết về dòng kính phản quang hãy liên hệ với Công ty TNHH Công nghệ Kính MB Glass để được tư vấn nhiệt tình, chính xác nhất!